Chuyển tới nội dung
Trang chủ » Mẹ bị sốt khi đang cho con bú phải làm sao?

Mẹ bị sốt khi đang cho con bú phải làm sao?

Một số nguyên nhân khiến mẹ cho con bú bị sốt

Bà mẹ cho con bú bị sốt có thể do nhiều nguyên nhân:

– Tắc tia sữa, nghiêm trọng hơn là viêm tuyến vú, áp xe vú.

– Nhiễm khuẩn tầng sinh môn, âm đạo; nhiễm trùng vết mổ, viêm nội mạc tử cung.

– Nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng hoặc viêm tĩnh mạch.

– Cảm lạnh, cảm cúm.

– Ngộ độc thực phẩm.

Dấu hiệu mẹ đang cho con bú bị sốt cao

  • Cảm thấy lạnh, rùng mình trong khi mọi người xung quanh không cảm thấy thế

  • Da sờ vào cảm thấy nóng

  • Đau đầu, đau cơ

  • Chán ăn, ăn nhạt miệng

  • Cơ thể bị mất nước (đi tiểu ít, không có nước mắt, mắt trũng sâu)

  • Cơ thể mệt mỏi, suy yếu, không có sức

  • Trầm cảm, khó tập trung

  • Buồn ngủ

Bị sốt khi đang cho con bú phải xử lý thế nào?

Mẹ bị sốt khi đang cho con bú không hề hiếm gặp và cũng không thể tránh khỏi. Nguyên nhân là do phụ nữ sau khi sinh sức đề kháng kém nên dễ nhiễm bệnh như bị sốt viêm họng, sốt siêu vi, sốt xuất huyết,…

Theo khoa học ngày nay mẹ bị sốt thông thường vẫn có thể cho bú vì chất gây sốt dù ngấm vào sữa mẹ nhưng khi vào cơ thể bé không nhiều đến mức bé bị nhiễm sốt. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp chị em bị sốt không nên cho con bú vì có thể lấy sang cho con như:

– Sốt nhiễm khuẩn nặng hoặc sốt virut.

– Mẹ bị sốt quá cao trên 39,5 độ cũng không nên cho bé bú vì làm như thế khiến con có thể mệt hơn.

– Sốt do ngộ độc thực phẩm, “miệng nôn trôn tháo”.

Nếu 2 – 3 ngày chưa cắt sốt thì bạn nên đi khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân gây bệnh và phương hướng điều trị.

Kết quả hình ảnh cho sau sinh 1 tháng bị sốt

Mẹ bị sốt khi đang cho con bú có được uống thuốc không?

Sử dụng thuốc khi mang thai và cho con bú là điều không được khuyến khích. Bởi vì một phần của thuốc sẽ đi vào sữa mẹ và tác động trực tiếp tới bé.

Mặt khác, chức năng gan thận của trẻ sơ sinh chưa tốt, khả năng đào thải chất độc chỉ bằng 10% người lớn. Do đó nến không thực sự cần thiết thì mẹ nên hạn chế vì bé có thể bị ngộ độc nếu mẹ uống nhiều thuốc.

Những trường hợp bị sốt mức độ nhẹ thì tốt nhất là không nên uống thuốc mà hãy áp dụng các biện pháp hạ sốt dân gian, nghỉ ngơi và ăn uống thật điều độ để nhanh chóng khỏe lại.

Tuy nhiên, vẫn có trường hợp bất khả kháng, phải sử dụng thuốc mới có thể khỏi bệnh. Vậy mẹ uống thuốc hạ sốt có nên cho con bú không? Câu trả lời là tùy vào mức độ của thuốc vì mỗi loại sẽ có mức độ ảnh hưởng khác nhau tới sữa mẹ.

Một số loại thuốc hạ sốt hoặc vitamin, thuốc giảm đau thông thường thì ít trường hợp phải ngừng cho bé bú còn nếu phải dùng thuốc kháng sinh như: Metronidazon, cloramphenicol, tetraxiclin,… thì mẹ sẽ phải ngừng cho bé bú.

Điều quan trọng là hãy lắng nghe sự tư vấn của bác sĩ vì chỉ có họ mới biết được thành phần của thuốc tác động thế nào tới sữa mẹ, có ảnh hưởng nhiều tới bé hay không? Không nên tự ý mua thuốc và sử dụng một cách bừa bãi.

Một số cách hạ sốt dân gian mẹ cho con bú có thể áp dụng

Mẹ đang cho con bú bị sốt có thể áp dụng một số biện pháp hạ sốt tại nhà để nhanh chóng phục hồi sức khỏe dưới đây:

– Dùng khăn ấm để lau và ha nhiệt ở nách, trán, mang tai… Mặc quần áo mỏng, thoáng dễ chịu nhất để thân nhiệt không bị tăng nữa.

– Súc miệng và nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý thường xuyên.

– Uống nhiều nước có thể pha một chút mật ong và chanh.

– Ăn cháo hành tía tô là mẹo hạ sốt khi cho con bú rất hiệu quả.

– Chế độ ăn uống cần bổ sung đủ chất để cơ thể nhanh bình phục.

8 cách hạ sốt cho mẹ đang cho con bú

1. Bù nước cho cơ thể
Mẹ bị sốt cao khiến cơ thể mệt mỏi, đổ mồ hôi nhiều dẫn đến mất nước. Vì vậy, cách hạ sốt cho mẹ cho con bú tốt nhất là bổ sung nhiều nước cho cơ thể bằng nước lọc, nước hoa quả, sữa tươi… Ngoài ra, đây cũng là cách để sữa mẹ tiết ra nhiều hơn.

2. Bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể
Dù ốm, sốt, mệt mỏi có thể khiến bạn chán ăn nhưng hãy nghĩ đến con và giữ gìn sức khỏe. Càng ốm, bạn càng cần ăn uống điều độ, bổ sung đa dạng các nguồn dinh dưỡng cho cơ thể từ thịt, cá, trứng, sữa… đặc biệt là các thực phẩm giàu vitamin C như: ớt đỏ, các loại rau có màu xanh đậm, cam quýt, xoài, đu đủ, mâm xôi, dâu tây,… Bởi những thực phẩm giàu vitamin C giúp thúc đẩy chức năng miễn dịch và từ đó giúp mẹ hạ sốt nhanh chóng.

3. Súc miệng bằng nước muối
Mẹ sau sinh có thể bị sốt do vi khuẩn tích tụ lâu ngày trong khoang miệng. Lúc này, nước muối sẽ giúp mẹ sát trùng và làm dịu cổ họng bị đau rát. Nên súc miệng bằng nước muối ngày 3-4 lần, có thể dùng nước muối pha loãng tại nhà hoặc nước muối sinh lý.

4. Uống trà thảo dược
Mẹ đang cho con bú bị sốt có thể uống 1 số loại trà thảo dược như: trà hoa cúc, trà bạc hà, trà gừng, trà chanh, sả… Tất cả đều có tác dụng hạ sốt rất tốt mà lại an toàn, lành tính, thanh lọc cơ thể.

5. Ăn cháo hành, tía tô
Cách hạ sốt cho bà mẹ cho con bú bằng món cháo hành, tía tô rất phổ biến. Tía tô giúp giải cảm, hạ sốt. Mỗi ngày mẹ nên ăn 2-3 bát cháo (nấu từ thịt heo, gà, bò…) sẽ giúp cơ thể đào thải độc tố, giúp mẹ ra mồ hôi, hạ nhiệt cơ thể. Cơ thể cũng trở nên khỏe khoắn, dễ chịu hơn sau khi ăn cháo nóng.

6. Dùng khăn ấm lau khô người
Mẹ nên giữ cơ thể sạch sẽ, tránh vi khuẩn xâm nhập và tấn công gây bệnh. Dùng khăn ấm lau khô người, nhất là các vị trí: cổ, nách, bẹn, trán, mang tai… Đồng thời, nên mặc các loại quần áo mỏng, thoáng mát, thấm hút mồ hôi, dễ chịu nhất để các nhiệt độ cơ thể không tăng thêm.

7. Chú ý nghỉ ngơi, tinh thần thoải mái
Bà mẹ cho con bú bị sốt nên nghỉ ngơi thoải mái, tránh làm việc mệt mỏi, căng thẳng tinh thần. Tốt nhất, những lúc này, chị em nên nhờ người nhà phụ giúp chăm sóc con cái, nhà cửa, giặt giũ,… Để bản thân có thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn, cần giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục.

8. Dùng thuốc hạ sốt
Thực tế vẫn có thuốc hạ sốt dành cho bà mẹ đang cho con bú. Tuy nhiên, điều này là không nên vì 1 phần thuốc sẽ đi vào sữa mẹ và ảnh hưởng trực tiếp đến bé. Trong khi đó, chức năng gan thận của trẻ sơ sinh chưa tốt, khả năng đào thải chất độc chỉ bằng 10% người lớn.

Vì vậy, nếu bà mẹ đang cho con bú bị sốt nhẹ thì tốt nhất không nên dùng thuốc. Chỉ khi sốt cao hoặc sốt do nhiễm trùng, nhiễm khuẩn… Nếu cần dùng thuốc, hãy hỏi ý kiến ​​bác sĩ.

Với bài viết trên, chắc hẳn đã cung cấp phần nào kiến thức cho các mẹ sau sinh khi bị sốt.  Nuôi con luôn là một hành trình vất vả, gian nan nhưng chỉ cần mẹ kiên trì, khỏe mạnh và nắm được những kiến thức cơ bản thì sẽ không có vấn đề gì.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *