Thành phần và tác dụng của nước dừa
Dinh dưỡng của nước dừa bao gồm nước, protein, đường, sắt, photpho, natri, vitamin C, B1, B2, B3, B6, chất xơ, canxi, magiê, kali, kẽm, folate.
Theo kinh nghiệm dân gian, uống nước dừa có tác dụng giúp da bé trắng hồng mịn màng ngay từ trong bụng mẹ. Tuy nhiên, chưa có một nghiên cứu nào chứng minh được điều này.
Hầu hết các nhà khoa học cho rằng, màu da được quy định bởi sắc tố melanin có trong da và melanin bị ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố di truyền. Mặc dù vậy, nước dừa vẫn chứa nhiều chất dinh dưỡng, thích hợp với các mẹ trong thời gian mang thai.
- Duy trì sức khỏe tốt
Vì nước dừa không chứa chất béo và cũng ít calo nên đồ uống này không gây tích tụ mỡ trong cơ thể với phụ nữ thừa cân hoặc những mẹ bầu không muốn tăng cân nhiều. Nước dừa giúp duy trì sức khỏe và là đồ uống tuyệt vời thay thế những loại nước ngọt có đường không lành mạnh.
- Bổ sung chất điện phân
Ngoài chất lỏng, nước dừa cung cấp chất điện phân cần thiết để giữ cho cơ thể đủ nước như canxi, kali, natri và phốt pho. Những chất dinh dưỡng này giúp duy trì huyết áp, cân bằng chất lỏng, điều chỉnh PH và tăng cường hoạt động của các cơ. Giúp giảm các triệu chứng phổ biến khi mang bầu như buồn nôn, ốm nghén, tiêu chảy, nôn ói….
- Lợi tiểu
Nước dừa có chứa nhiều khoáng chất như kali và magie nên sẽ giúp mẹ bầu lợi tiểu, loại bỏ những độc tố và làm sạch đường tiết niệu của bạn. Chính công dụng này lại rất có lợi cho thận và ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu. Những tác dụng này cũng giúp ngăn ngừa nguy cơ sinh non ở mẹ bầu.
- Giảm ợ nóng và táo bón
Ợ nóng và táo bón là 2 triệu chứng phổ biến và gây khó chịu cho mẹ bầu. Chất xơ trong nước dừa sẽ giúp cải thiện hệ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón hiệu quả. Nước dừa cũng giúp cải thiện quá trình trao đổi chất, làm trung hòa axit và giảm triệu chứng ợ nóng.
- Tăng cường hệ thống miễn dịch
Vì nước dừa chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết nên sẽ giúp cải thiện hệ thống miễn dịch, giảm nguy cơ mắc bệnh cho mẹ bầu. Axit lauric trong nước dừa cũng có tác dụng chống lại virus monolaurin. Loại virus dễ gây nhiễm trùng cho mẹ bầu.
- Tốt cho tim mạch
Trong nước dừa có chứa kali, magiê, axit lauric… có công dụng điều chỉnh huyết áp, tăng cholesterol tốt và giảm cholesterol xấu. Những loại vitamin và protein cần thiết cũng giúp cải thiện lưu thống máu và có lợi cho tim mạch.
- Phòng ngừa tiểu đường thai kỳ
Hàm lượng đường trong nước dừa cũng thấp hơn những loại nước ngọt có đường khác. Nên giảm nguy cơ mẹ bầu bị tiểu đường thai kì .
- Cung cấp năng lượng
Nước dừa giúp tăng năng lượng, làm giảm triệu chứng mệt mỏi và kiệt sức ở mẹ bầu trong suốt thai kỳ. Tác dụng dưỡng ẩm của nước dừa cũng rất tốt cho làn da. Tăng độ đàn hồi cho da mẹ bầu và giảm triệu chứng rạn da.
Bà bầu uống nước dừa như thế nào cho đúng cách
Theo GS.TSKH Bùi Quốc Châu, trong nước dừa có hàm lượng chất béo cao (khoảng 2%). Vì thế nếu bà bầu uống nước dừa quá nhiều sẽ gây nên các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu. Đặc biệt trong thời gian mang thai 3 tháng đầu không nên uống nước dừa. Vì nó có thể làm tình trạng sức khỏe trở nên mệt mỏi, khó chịu hơn.
– Bên cạnh đó, nước dừa (nhất là dừa xiêm) là thức uống có tính âm. Giống như một loại quả giải khát, giúp giảm nhiệt cho cơ thể, làm mát toàn thân. Làm các cơ trở nên mềm yếu, hạ huyết áp. Vì thế không tốt cho bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ. Nếu lạm dụng uống quá nhiều có thể dẫn tới sảy thai.
– Tuy nhiên, sau 3 tháng thai kỳ thì bà bầu uống nước dừa có thể đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nó không những có lợi cho sức khỏe bà bầu, mà nó còn rất tốt cho thai nhi. Nhưng không phải vì thế mà bạn lạm dụng uống quá nhiều nước dừa. Theo các chuyên gia thì mỗi ngày bà bầu nên uống 1 quả dừa là tốt nhất.
Bà bầu uống nước dừa bao nhiêu là đủ
Mẹ có thể sẽ nhận được nhiều đáp án khác nhau, tùy theo từng trường hợp mang thai và cơ địa của mỗi người.
- Với các mẹ mang thai bình thường, có sức khỏe tốt, việc uống bổ sung 1 trái dừa mỗi ngày vào chế độ dinh dưỡng sẽ giúp mang lại những lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, lạm dụng một loại thực phẩm nào đó có thể gây mất cân đối dinh dưỡng. Việc nhiều bà bầu uống nước dừa thay cho nước lọc sẽ dễ gây đau bụng, khó tiêu.
- Một số mẹ bầu bị thiếu nước ối có thể được khuyên uống nhiều nước dừa hơn. Có thể là 2 đến 4 trái dừa mỗi ngày. Nước dừa có thành phần khá giống nước ối nên bổ sung nhiều nước dừa trong thời gian này có thể giúp cải thiện phần nào tình trạng thiếu ối. Tuy vậy, điều này vẫn chưa được nhiều tài liệu y khoa ghi nhận. Mà thường mang tính chia sẻ kinh nghiệm nhiều hơn.
Khi nào mẹ bầu nên nói không với nước dừa?
Tuy mang lại nhiều lợi ích, nhưng uống nước dừa không đúng cách, đúng lúc cũng sẽ gây mang đến những tác động xấu. Mẹ bầu nên tránh uống nước dừa trong những trường hợp sau đây:
– Không uống nước dừa khi cơ thể cảm thấy mệt mỏi, khó chịu.
– Không uống quá nhiều nước dừa. Duy trì “tiêu chuẩn” mỗi ngày 1 ly thôi mẹ nhé!
– Mẹ bầu có tiền sử suy nhược, huyết áp thấp nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu có ý định thêm nước dừa vào thực đơn.
– Uống nước dừa có công dụng làm trong và nhiều nước ối. Vì vậy đối với những mẹ nhiều nước ối chỉ nên uống một lượng vừa đủ trong 3 tháng giữa. Những tháng cuối thì không được uống.
– Không nên uống nước dừa trước khi đi ngủ, vì nước dừa lợi tiểu sẽ làm tăng tần suất “ghé thăm” nhà vệ sinh. Từ đó làm ảnh hưởng giấc ngủ của bà bầu.
– Để hấp thụ dưỡng chất đảm bảo an toàn và tốt nhất từ nước dừa, mẹ bầu nên mua nguyên quả dừa để uống. Vừa đảm bảo vệ sinh, vừa không bị pha thêm các hóa chất khác.